An toàn & tiết kiệm điện

An toàn điện

Đăng bởi Lê Ngọc Lam - Ban KTAT - EVN SPC | 02:06 | 17/06/2014

An toàn vệ sinh lao động: Hạn chế và giải pháp khắc phục

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đối với sự phát triển bền vững của đơn vị, trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề  ATVSLĐ luôn được Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Một số hạn chế trong công tác ATVSLĐ và nguyên nhân

Nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện các nội dung về ATVSLĐ, hàng năm EVN SPC đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc và phát hiện một số tồn tại như: Công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất tại đơn vị vẫn còn sơ sài, hình thức; việc tổ chức huấn luyện chuyên sâu cho người lao động làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện, làm việc trên cao, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và nguy cơ mất an toàn còn chưa được chú trọng đúng mức. Hệ thống hồ sơ, sổ sách quản lý về ATVSLĐ còn thiếu, chưa đồng bộ và phù hợp. Công tác tuyên truyền giáo dục ATVSLĐ chưa có chiều sâu, thiếu biện pháp cảnh báo, phòng ngừa dẫn đến tình trạng một số người lao động mới chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà xem nhẹ bảo đảm ATVSLĐ cho chính mình.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ chưa thực hiện thường xuyên. Tại một số cơ sở điều kiện làm việc của người lao động chưa được trang bị đủ; hoạt động công đoàn trong công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) tại một số đơn vị chưa thể hiện hết vai trò.

Vẫn còn những tổ, đội trong công tác ATVSLĐ còn để xảy ra vi phạm các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Một số ít người lao động hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho chính bản thân mình.

 Nguyên nhân của những hạn chế này là do một số tổ chức công đoàn các cấp chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.Công tác kiểm tra và tự kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa sâu sát và thường xuyên.Do chưa quan tâm đúng mức về pháp luật ATVSLĐ của một bộ phận người sử dụng lao động dẫn đến tình trạng còn buông lỏng công tác quản lý nên một số người lao động thiếu tự giác thực hiện đúng các quy định về ATVSLĐ.

atvsld

Công nhân Điện lực sinh hoạt về công tác an toàn trước khi ra hiện trường làm việc.

Giải pháp khắc phục

Đẩy mạnh hơn nữa các nội dung hoạt động về BHLĐ, ATVSLĐ; củng cố và kiện toàn bộ máy làm công tác BHLĐ, mạng lưới ATVSV ở cơ sở; cải thiện điều kiện lao động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác BHLĐ ở cơ sở; động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác ATVSLĐ. Coi trọng con người trong lao động bằng việc xây dựng văn hoá an toàn tại nơi làm việc là tạo ra môi trường làm việc an toàn và vệ sinh với nguyên tắc phòng ngừa được đặt vị trí ưu tiên hàng đầu.

Phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ tại các đơn vị; triển khai các phong trào thi đua, phong trào sáng kiến sáng tạo nhằm giảm thiểu nguy cơ mất ATVSLĐ và tăng hiệu quả về giá trị làm lợi kinh tế cũng như năng suất lao động; tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, loại trừ các yếu tố, nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, gắn BHLĐ với điều kiện thực tế của mỗi đơn vị; có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những đơn vị, tập thể, cá nhân vi phạm quy định về ATVSLĐ.

Chú ý tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm về ATVSLĐ; cần phổ biến kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Con người là vốn quý của xã hội. Vì vậy người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức Công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên cần quan tâm đầy đủ, có dự phối hợp và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ATVSLĐ thì nguy cơ dẫn đến mất an toàn sẽ không xảy ra; không làm thiệt hại cho xã hội; gia đình và bản thân người lao động luôn cảm thấy yên tâm, hạnh phúc và họ sẽ đóng góp hết sức mình phục vụ trở lại cho xã hội.


TIN LIÊN QUAN

(07:37 - 08/09/2023)

AN TOÀN ĐIỆN TRONG MÙA MƯA BÃO

Theo tình hình dự báo thời tiết, những tháng cuối năm, các tỉnh,...

(08:07 - 28/07/2023)

MÙA MƯA ĐẾN RỒI! LÀM SAO ĐỂ TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN KHI TRỜI ĐANG “BÃO BÙNG”?

Để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa và phòng tránh tai nạn về điện có...

(16:17 - 03/03/2023)

VẪN CÒN NHIỀU TAI NẠN ĐIỆN TRONG CỘNG ĐỒNG DO VI PHẠM HÀNH LANG AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN, EVN TIẾP TỤC KHUYẾN CÁO NGƯỜI DÂN VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Theo số liệu thống kê trong năm 2022 vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 79...

(08:03 - 27/02/2023)

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN

Tai nạn điện luôn là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội, hậu quả...

(14:48 - 14/02/2023)

THÔNG BÁO Về việc không được thả diều, vật bay gần đường dây điện cao áp

Căn cứ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ Quy định về việc xử...

(14:55 - 16/09/2022)

NGÀNH ĐIỆN MIỀN NAM: ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN ĐIỆN, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã và đang tăng cường công tác...

(10:58 - 30/08/2022)

Sử dụng an toàn máy phát điện trong gia đình

(13:41 - 11/05/2022)

Thông báo về việc đề phòng tai nạn điện khi có thiên tai, mưa, bão, triều cường và ngập úng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

(07:50 - 07/04/2022)

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI, SINH HOẠT AN TOÀN LAO ĐỘNG QUÝ I-2022

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa tổ chức sinh hoạt công tác an...

(07:42 - 07/04/2022)

NÂNG CAO Ý THỨC CẢNH BÁO CHÁY NỔ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

Những ngày cuối tháng 3/2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã...