An toàn & tiết kiệm điện

An toàn điện

Đăng bởi Minh Nhựt | 07:08 | 04/11/2014

Một số thông tin cần biết về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp - Kỳ 1: Hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp không chỉ hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn điện xảy ra trong nhân dân, mà còn góp phần giúp ngành điện cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định. Chính vì vậy, việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp không chỉ là việc của ngành điện, mà còn là việc của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn Điện,thì Công trình lưới điện cao áp được quy định là bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, áp dụng cho lưới điện có cấp điện áp từ 6kV (6000V) trở lên.

Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, Phòng Kỹ thuật an toàn - Công ty Điện lực Hậu Giang hướng dẫn quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao ápđến bạn đọc sau đây:

I. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không (DDK)

1. Đối với DDK sử dụng dây dẫn trần, dây dẫn bọc

a) Chiều dài hành lang: Được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.

image004

b) Chiều rộng hành lang: Được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách

1,0 m

2,0 m

4,0 m

6,0 m

7,0 m

image006

c) Chiều cao hành lang: Được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

image008

2. Đối với DDK sử dụng dây dẫn là cáp điện

Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

image010

II. Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm

1. Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.

image011

2. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi:

a) Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương;

b) Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau:

Loại cáp

điện

Đặt trực tiếp trong đất

Đặt trong nước

Đất ổn định

Đất không ổn định

Nơi không có tàu thuyền qua lại

Nơi có tàu thuyền qua lại

Khoảng cách (m)

1,0

1,5

         20,0

       100,0

image013

3. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến:

a) Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;

b) Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.

image016

III. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện

Hành lang an toàn trạm điện là khoảng không gian bao quanh trạm điện và được giới hạn như sau:

  1. Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh

Hành lang an toàn trạm điện được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện cấp điện áp đến 22kV là 2,0m.

2. Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh

Hành lang an toàn trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanhđược quy định như sau:

a) Chiều rộng được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào;

b) Chiều cao được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng cấp điện áp đến 22kV là 2,0m.

Công ty Điện lực Hậu Giang kêu gọi toàn thể các cá nhân, tập thể, các cơ quan, ban ngành các cấp chung tay góp phần bảo vệ HLATLĐCA nhằm bảo vệ tính mạng tài sản con người, góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục, hiệu quả để phục vụ đời sống sản xuất, an ninh quốc phòng. Trong kỳ tới chúng tôi sẽ hướng dẫn về cây cối, công trình, nhà ở được đủ điều kiện tồn tại và không được tồn tai trong và gần hành lang an toàn lưới điện cao áp.

 


TIN LIÊN QUAN

(07:37 - 08/09/2023)

AN TOÀN ĐIỆN TRONG MÙA MƯA BÃO

Theo tình hình dự báo thời tiết, những tháng cuối năm, các tỉnh,...

(08:07 - 28/07/2023)

MÙA MƯA ĐẾN RỒI! LÀM SAO ĐỂ TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN KHI TRỜI ĐANG “BÃO BÙNG”?

Để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa và phòng tránh tai nạn về điện có...

(16:17 - 03/03/2023)

VẪN CÒN NHIỀU TAI NẠN ĐIỆN TRONG CỘNG ĐỒNG DO VI PHẠM HÀNH LANG AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN, EVN TIẾP TỤC KHUYẾN CÁO NGƯỜI DÂN VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Theo số liệu thống kê trong năm 2022 vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 79...

(08:03 - 27/02/2023)

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐIỆN

Tai nạn điện luôn là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội, hậu quả...

(14:48 - 14/02/2023)

THÔNG BÁO Về việc không được thả diều, vật bay gần đường dây điện cao áp

Căn cứ Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ Quy định về việc xử...

(14:55 - 16/09/2022)

NGÀNH ĐIỆN MIỀN NAM: ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN ĐIỆN, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã và đang tăng cường công tác...

(10:58 - 30/08/2022)

Sử dụng an toàn máy phát điện trong gia đình

(13:41 - 11/05/2022)

Thông báo về việc đề phòng tai nạn điện khi có thiên tai, mưa, bão, triều cường và ngập úng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

(07:50 - 07/04/2022)

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI, SINH HOẠT AN TOÀN LAO ĐỘNG QUÝ I-2022

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa tổ chức sinh hoạt công tác an...

(07:42 - 07/04/2022)

NÂNG CAO Ý THỨC CẢNH BÁO CHÁY NỔ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

Những ngày cuối tháng 3/2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã...